Thủ tướng phê duyệt mở rộng Thành phố Vinh bao gồm Cửa Lò, một phần huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên

90 |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

 

Theo  Quyết định 827/QĐ-TTg, thành phố Vinh sẽ được xây dựng trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. 

 

Mở rộng không gian đô thị

 

 

Thành phố Vinh nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

 

Trong mục tiêu phát triển, ở phần đ - mục 3 (mục tiêu cụ thể), về không gian đô thị, Quyết định 827/QĐ-TTg (ngày 12/6) nêu:

 

Khi có đủ điều kiện theo quy định, thực hiện mở rộng không gian đô thị thành phố Vinh theo quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2015, phạm vi bao gồm:
- Toàn bộ thành phố Vinh;
- Toàn bộ thị xã Cửa Lò;
- Huyện Nghi Lộc: Toàn bộ thị trấn Quán Hành; toàn bộ các xã Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Thạch, Nghi Trường, Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Long, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của xã Nghi Xá nằm phía Nam đường Nam cấm - Cửa Lò;
- Huyện Hưng Nguyên: Toàn bộ xã Hưng Tây; một phần của thị trấn Hưng Nguyên, các xã Hưng Lợi, Hưng Mỹ nằm phía Bắc của quốc lộ 1 tránh thành phố Vinh, xã Hưng Đạo ở phía Bắc của quốc lộ 46 và quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Vinh.

 

Mục tiêu cụ thể đến năm 2023, về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (theo giá so sánh 2010) bình quân đạt khoảng 10-11%/năm giai đoạn 2020-2023. Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) chiếm khoảng 25-30% tổng GDP của tỉnh; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng 141,7 triệu đồng.

 

Về phát triển xã hội, thành phố Vinh phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm còn dưới 0,25% và giảm nghèo bền vững đối với những hộ cận nghèo. Tỷ lệ qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 46%.

 

Xây dựng trung tâm thương mại của vùng Bắc Trung bộ

 

Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó về phát triển thương mại, xây dựng thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại của vùng Bắc Trung bộ với chức năng đầu mối xuất, nhập khẩu, tập kết, trung chuyển, phân phối, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ; là trung tâm xúc tiến, giao dịch thương mại và các dịch vụ khác theo quy hoạch.

 

Bên cạnh đó, huy động tối đa nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các dự án thương mại trọng điểm như: Trung tâm hội chợ triển lãm khu vực Bắc Trung bộ; trung tâm logistics khu vực cảng Cửa Lò; tổng kho trung chuyển và phân phối khu vực Bắc Trung bộ; các trung tâm thương mại lớn theo Quy hoạch đã được phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị bán buôn bán lẻ.

 

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư, xã hội hóa chuyển đổi mô hình quản lý và kinh doanh chợ, nâng cấp chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại; phát triển các tuyến phố chuyên doanh, xây dựng và quản lý hiệu quả các tuyến phố đêm, phố đi bộ và mô hình mới để thu hút khách du lịch, thúc đẩy kinh doanh gắn với đầu tư xây dựng công trình, chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đẹp.

 

Đồng thời, làm tốt công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn hàng đầu thế giới và Việt Nam về lĩnh vực thương mại.

 

Đưa Vinh trở thành trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng

 

Về phát triển lĩnh vực du lịch, thành phố Vinh sẽ phát triển du lịch gắn với tiềm năng lợi thế của thành phố trong mối quan hệ với vùng cũng như quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn; là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng Bắc Trung bộ.

 

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch. Phát huy vai trò hạt nhân - trung tâm trong liên kết; phát triển du lịch vùng và quốc tế đặc biệt là với nước bạn Lào, Thái Lan; tập trung xây dựng các tuyến du lịch kết nối Vinh - Cửa Lò với các vùng trọng điểm du lịch trong tỉnh: Nam Đàn, Con Cuông, cửa khẩu Thanh Thủy...; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình thành thương hiệu du lịch thành phố Vinh.

 

 

Đường ven sông Lam nối Nam Đàn - Hưng Nguyên - Thành phố Vinh - Cửa Lò là yếu tố quan trọng để mở rộng không gian TP Vinh, đẩy mạnh khai thác dịch vụ, du lịch. Ảnh tư liệu: Trung Hà

 

Phát triển các cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống khách sạn 5 sao bao gồm các khách sạn tại khu B Quang Trung, đường 95m, xã Nghi Phú và tại phía Bắc cầu Bến Thủy... Thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án: Khu vui chơi giải trí tổng hợp, ẩm thực phía Nam, phía Tây Nam thành phố; khu du lịch tâm linh kết hợp vui chơi giải trí tại khu Lâm viên Núi Quyết - Bến Thủy;...

 

Phát triển Cửa Lò thành đô thị du lịch biển, dịch vụ tổng hợp bao gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển chất lượng cao; khu dịch vụ tổng hợp logistics gắn kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; phát triển các khu du lịch gắn với sông Lam.

 

Nguyên Nguyên

Theo Baonghean

Nghệ An đầu tư tuyến đường ven biển hơn 4.600 tỉ đồng

Nghệ An đầu tư tuyến đường ven biển hơn 4.600 tỉ đồng

HĐND tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) - đoạn Km7-Km76.

Nghệ An sẽ thông xe đại lộ Vinh - Cửa Lò trong năm 2021

Nghệ An sẽ thông xe đại lộ Vinh - Cửa Lò trong năm 2021

Theo quy hoạch lâu dài, đại lộ Vinh - Cửa Lò có không gian đô thị sẽ được chia thành 5 phân khu với chức năng riêng như khu vực thương mại, đào tạo, không gian xanh, du lịch, giải trí...

Nghệ An quy hoạch đại lộ Vinh - Cửa Lò dài hơn 11 km

Nghệ An quy hoạch đại lộ Vinh - Cửa Lò dài hơn 11 km

Dự án đại lộ Vinh - Cửa Lò có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.157 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Từ năm 2012 đến nay, dự án đã bố trí được 563 tỷ đồng để triển khai giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến.

Công bố điều chỉnh Quy hoạch chung TP Vinh đến năm 2030

Công bố điều chỉnh Quy hoạch chung TP Vinh đến năm 2030

Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, vùng nghiên cứu phát triển Thành phố Vinh có diện tích khoảng 250 km2, phạm vi quy hoạch bao gồm: Toàn bộ Thành phố Vinh, toàn bộ thị xã Cửa Lò và một phần thuộc các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên.

0932991199
ĐẶT MUA
Liên hệ
0932991199
Liên hệ với chúng tôi